LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3:
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm. Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ. Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới với những khẩu hiệu: “Ngày làm 8 giờ. Việc làm ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em. Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”.
Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3:
Ở một số nước trên thế giới, ngày 8/3 được coi là ngày lễ chính trong năm và tổ chức rất lớn. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái…
Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các vấn đề thực tiễn như mức lương, cơ hội giáo dục đào tạo và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ…
NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM:
Tại Việt Nam, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.
Ở nước ta, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, các cơ quan, đoàn thể, gia đình thường tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc, yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.
( Nguồn: https://congdoanhaiphong.vn/tin-tuc-su-kien/danh-muc-trong/lich-su-va-y-nghia-cua-ngay-quoc-te-phu-nu-8-3-4120.html).
Nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Thư viện trân trọng giới thiệu bạn đọc những quyển sách hay:
1. Hai Bà Trưng/ Tranh : Lê Nam; Lời: An Cương
Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn dòng dõi vua Hùng. Năm 40, hai người nữ tướng ấy đã phất cờ khởi nghĩa chống lại Thái thú Tô Định, lập nên triều đình riêng, đóng đô một cõi ở đất Mê Linh. Sự nghiệp giành độc lập của Hai Bà Trưng tuy ngắn ngủi, nhưng đã để lại dấu ấn rất đặc biệt trong lịch sử.
Tủ sách "Tranh truyện lịch sử Việt Nam" dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được NXB Kim Đồng xây dựng xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ bước đầu làm quen với lịch sử, tiếp nhận một lượng kiến thức cơ bản về lịch sử nước nhà thông qua những câu chuyện về các danh nhân được thể hiện bằng các trang sách màu.
Mỗi nhân vật trong bộ truyện tranh lịch sử xuất hiện là một câu chuyện giàu tính văn học, mang hơi hướng dân gian nhẹ nhàng và gần gũi. Lời thoại trong truyện cũng rất đơn giản, không đặt nặng về tư liệu nhưng vẫn luôn tôn trọng tính xác thực của lịch sử, góp phần bồi đắp tình yêu của thiếu nhi với lịch sử, với dân tộc.
2. Vầng trăng của bà (tập truyện)/ Trần Thiên Hương - NXB Kim Đồng 2010.
Tập truyện gồm nhiều câu chuyện: Làm chị, Diễn viên múa,Tôi và cái Hiền, Quà của cháu, Chị và em, Đón em, Những quả duối vàng, Vầng trăng của bà .
3. Ỷ Lan Cô gái hái dâu/ Tranh : Lê Minh Hải; Lời: Anh Chi
Hoàng Thái hậu Ỷ Lan vốn là một cô gái hái dâu, nhờ tài sắc vẹn toàn nên được vua Lý chọn làm cung phi. Bà được sử sách không tiếc lời ngợi khen về tài trị nước, an dân, hai lần thay vua nắm quyền Nhiếp chính. Chính bà đã góp phần không nhỏ gây dựng nên cơ nghiệp rạng rỡ hơn 200 năm của nhà Lý.
4. Đôi bạn tinh nghịch Jip và Janneke / Minh hoạ: Fiep Westendorp; Dịch: Lê Mai Hương
"Jip và Janneke" là bộ sách nổi tiếng và được yêu thích nhât ở Hà Lan hơn 60 năm đã qua.
Tuy là những nhân vật tưởng tượng nhưng Jip và Janneke lại rất thật và gần gũi với trẻ em, không kể màu da, quốc tịch hay văn hoá.
"Jip và Janneke" là bộ sách viết về một tuổi thơ kì diệu, nơi trẻ em có thể tự đi chơi không cần người lớn, thỉnh thoảng đi mua đồ cho mẹ... Một thế giới gần gũi với thiên nhiên có cỏ cây hoa lá, các con vật nuôi, chim muông... Một thế giới yên bình, an lành tràn ngập yêu thương và trẻ em biết trân trọng mọi thứ mình có....
Hi vọng các bạn sẽ yêu thích Jip và Janneke.
1. TRANH: LÊ MINH HẢI ; LỜI: ANH CHI Ỷ Lan cô gái hái dâu/ Tranh: Lê Minh Hải ; Lời: Anh Chi.- In lần thứ 2.- H.: Kim Đồng, 2014.- 31tr.: tranh màu; 21cm.- (Tranh truyện lịch sử Việt Nam) Chỉ số phân loại: 959.702 309 2 Y600LC 2014 Số ĐKCB: TN.00255, TN.00728, |
![]() Hai Bà Trưng: Truyện tranh/ Tranh: Lê Lam ; Lời: CươngAn.- Tái bản lần thứ 9.- H.: Kim Đồng, 2015.- 31tr.: tranh màu; 21cm.- (Tranh truyện lịch sử Việt Nam) ISBN: 9786042034845 Chỉ số phân loại: 959.701 309 2 H103BT 2015 Số ĐKCB: TN.00111, |
3. TRẦN THIÊN HƯƠNG Vầng trăng của bà: Tập truyện.- H.: Kim Đồng, 2010.- 58tr.: tranh vẽ; 19cm. Sách Nhà nước tài trợ cho thiếu nhi các trường tiểu học miền núi - vùng sâu - vùng xa Chỉ số phân loại: 895.922 3 V122T 2010 Số ĐKCB: TN.00643, |
![]() Đôi bạn tinh nghịch Jip và Janneke. T.3/ Annie M. G. Schmidt ; Minh họa: Fiep Westendorp ; Lê Mai Hương dịch.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Kim Đồng, 2018.- 153tr.: tranh vẽ; 19cm.- (Sách dành cho cha mẹ và bé) Tên sách tiếng Hà Lan: Jip en Janneke 3 ISBN: 9786042116275 Chỉ số phân loại: 839.313 SAMG.D3 2018 Số ĐKCB: TN.00061, TN.00062, TN.00063, TN.00064, TN.00065, |
![]() Đôi bạn tinh nghịch Jip và Janneke. T.5/ Annie M. G. Schmidt ; Minh họa: Fiep Westendorp ; Lê Mai Hương dịch.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Kim Đồng, 2018.- 153tr.: tranh vẽ; 19cm.- (Sách dành cho cha mẹ và bé) Tên sách tiếng Hà Lan: Jip en Janneke 5 ISBN: 9786042116299 Chỉ số phân loại: 839.313 SAMG.D5 2018 Số ĐKCB: TN.00076, TN.00077, TN.00078, TN.00079, TN.00080, |
Thư viện hân hạnh phục vụ bạn đọc.